[Misafirler Kayýt Olmadan Link Göremezler Lütfen Kayýt Ýçin Týklayýn ! ]
Nhiều du khách chia sẻ, họ cảm thấy thú vị khi được thưởng thức các món ăn truyền thống Việt Nam, qua đó họ có thể hiểu thêm về văn hóa Việt Nam.
Trong các món ăn "quân tử vị",
Phở là quà đáng quý trên đời.
Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi,
Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ.
Náy bánh cuốn, này thịt bò, này nước dùng sao nhánh mỡ,
Ngọn rau thơm, hành củ thái trên.
Nước mắm, hồ tiêu, cùng dấm, ớt điểm thêm,
Khói nghi ngút đưa lên thơm ngát mủi.
Như xúc động tới ruột gan bàn phổi,
Như giục khơi cái đói của con tì.
Dẫu sơn hào, hải vị khôn bì,
Xới một bát nhiều khi chưa thích miệng.
Kẻ phú quý cho chí người bần tiện,
Hỏi ai là đã nếm không ưa,
Thầy thông, thấy phán đi sớm về trưa,
Điểm tâm phở, ngon ơ và chắc dạ.
Cánh thuyền thợ làm ăn vất vả,
Phở xơi no cũng đỡ nhọc nhằn.
Khách làng thơ đêm thức viết văn,
Được bát phở cũng đỡ băn khoăn óc bí…
Bọn đào kép, con nhà ca kỹ,
Lấy phở làm đầu vị giải lao.
Chúng chị em sớm mận tối đào,
Nhờ có phở cũng đỡ hao nhan sắc.
Phở là đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc bắc,
Quế, phụ sâm, nhung chưa chắc đã hơn gì.
Phở bổ âm, dương, phế, thận, can, tì,
Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch.
Anh em lao động đồng tiền không rúc rích,
Coi phở là môn thuốc ích vô song.
Các bậc vương tôn thường chả phượng, nem công,
Chưa chén phở, vẫn còn chưa đủ món.
Chớ chê phở là đồ ăn hèn mọn,
Dẫu sao thành Ba-Lê còn phải đón phở sang.
Cùng các cao lương vạn quốc phô trương,
Ngon lại rẻ, thường hay quán giải.
Sống trên đời, phở không ăn cũng dại,
Lúc buông tay ắt phải cúng kem.
Ai ơi, nếm thử kẻo thèm.
Người Việt ăn toàn diện, không chỉ ăn bằng miệng, nếm bằng lưỡi mà bằng ngũ quan. Đã ăn thì mắt phải nhìn thấy màu sắc món ăn, cách trình bày món ăn đẹp, răng phải chạm vào món ăn, mũi phải ngửi được mùi vị hấp dẫn, lưỡi phải cảm nhận được, tai phải nghe được tiếng nhai thức ăn.
Các món ăn Việt Nam thường đòi hỏi người nấu phải dành nhiều thời gian và sự tập trung cao độ.

Với việc sử dụng kết hợp nhiều loại gia vị, các món ăn Việt cũng đòi hỏi đầu bếp phải có được trí nhớ tốt, đặc biệt trong việc chế biến món ăn truyền thống.

Không chỉ vậy, mỗi món ăn còn có một loại nước sốt đặc trưng để chấm hay nấu. Và tất nhiên, việc nhớ được chúng cũng không phải là điều dễ dàng nếu bạn không có được sự tập trung.
Tháng bảy năm nào.. ghé xuống quê
Đầu mùa bắp trổ.. trái to ghê
Nhìn đồng chẳng chủ.. nhanh tay bẻ
Ngó ruộng người không.. hái vội nè
Hạt bắp non mềm.. nhai rất dẻo
Cùi ngô già cứng.. cắn dai nghe
Rồi cùng tách hạt.. ngang lưng rổ
Lửa nhỏ, đều tay... nấu chút chè.
Nhớ lại hồi xưa.. ở góc đường
Đêm trời mát mẻ.. toả mờ sương
Người ăn hủ tiếu.. ngồi chồm hổm
Kẻ uống trà sâm.. đứng dựa tường
Thuở đó hay thường.. theo bố mẹ
Bây giờ thỉnh thoảng.. một mình sang
Ngồi xơi tưởng nhớ.. thương người khuất
Món cũ dù ngon... cũng quá thường.
Trong ẩm thực Việt Nam các món quà rất phong phú, được bán dưới nhiều dạng: bán rong, bán ở các quán bình dân, quán đặc sản, hoặc dễ dàng chế biến trong gia đình.
Xu thế mới là động lực để đưa yếu tố ẩm thực gắn chặt với yếu tố thương mai, đặc biệt là hoạt động du lịch. Đây là một quy luật tất yếu vì phát triển du lịch dựa trên yếu tố văn hóa (đặc biệt là văn hóa bản địa) luôn là một xu hướng được quan tâm. “Ẩm thực là một phần quan trọng trong kinh doanh du lịch (…) đồng thời là một yếu tố quan trọng thể hiện bộ mặt văn hóa của một đất nước, thể hiện bản sắc Việt Nam (…) Việc kinh doanh ăn uống không chỉ đơn thuần là kinh doanh mà còn là sự giới thiệu, sự giao lưu về văn hóa ẩm thực đến với mọi người trong nước cũng như bè bạn năm châu bốn bể…